Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Lời gan ruột của "lão thần" Dương Trung Quốc
Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), bản hiến pháp ông cũng trực tiếp tham gia với tư cách là thành viên ban biên tập, ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về hành động này. Trước đó, chính ông cũng là người làm nóng nghị trường Quốc hội khi phát biểu về Biển Đông hay chỉ ra trách nhiệm của Quốc hội trong vấn đề thất thoát ngân sách...

 


Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi)

 

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là 1 trong 2 người đã không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi).

 

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội trước phiên bế mạc, Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc cho biết, bản thân ông cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập.

 

Ông khẳng định, công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng. 

 

"Tuy nhiên, tôi vẫn có suy nghĩ riêng của mình. Đó là vào thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn.

 

Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời", ông Dương Trung Quốc nói.

 


Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc

 

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho biết, ông đang rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến. "Lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm.

 

Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết”, ông nói.

 

Trước câu hỏi, vì sao ông không dứt khoát ấn vào nút “không tán thành”, đại biểu Dương Trung Quốc giải thích: "Tôi phải khẳng định rằng những người soạn thảo đã thể hiện một tinh thần rất cầu thị. Nhưng hình như tinh thần cầu thị ấy không vượt qua được ngưỡng của tính nguyên tắc, tức là những gì đã có trong cương lĩnh. 

 

Như chúng ta biết, cương lĩnh nói về những vấn đề cơ bản nhất cho cả một thời kỳ dài, Đảng gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay thay đổi từng ngày từng giờ. Đó là chưa kể một kiến nghị của tôi chưa được đưa vào trong Hiến pháp là phải có quy định đúng tầm mức về biến đổi khí hậu mà dự báo VN là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.

 

'Vinashin không ngại bằng Vina...cho"

 

Cũng trong kỳ họp Quốc hội này, đại biểu Dương Trung Quốc đã từng phát biểu, cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, quốc hội phải liên đới nếu thất thoát ngân sách.

 

ĐB Dương Trung Quốc ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”. ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào chức năng giám sát của Quốc hội nhưng dường như ĐBQH cứ như vô can, là người đứng ngoài cuộc.

 

“Nếu chúng ta giám sát tốt, thực thi hết quyền hạn thì góp phần để tiêu cực không còn cơ hội nảy sinh, kể cả lãng phí, tham ô” - ông Quốc thẳng thắn.

 

Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng “niềm tin của người dân chưa thể được xác lập” khi trong ký ức còn nóng hổi vụ thất thoát tín phiếu chính phủ phát hành quốc tế của Vinashin, hay số tiền khổng lồ mà một người đứng đầu của Vinalines có thể định đoạt để mua về một khối sắt vụn với giá trên trời để tham ô.

 

"Báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện đúng tầm mức về vấn đề Biển Đông"

 

Còn nhớ, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIII (8/2011), Đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt vấn đề, ngay chương trình làm việc của Quốc hội ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và ĐBQH yêu cầu thì Quốc hội mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận.  

 

Theo đại biểu Dương Trung Quốc, không thể không thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia là một vấn đề đang nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe doạ, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. 

 

"Vậy mà báo cáo của Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Chính phủ, nhưng rõ ràng là chưa thể hiện đúng tầm mức. Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt…

 

Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết , còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm, nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.

 

Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa CP và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết", Đại biểu Dương Trung Quốc nói.

 

Phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước "xúc phạm đến dân"

 

Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII (11/2011), phát biểu tại Quốc hội sáng 17/11/2011 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ĐBQH đoàn TP.HCM Hoàng Hữu Phước phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".

 

Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng 17/11, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, phát biểu như vậy là không thỏa đáng.

 

Ông rất thẳng thắn khi nêu lên quan điểm của mình về Luật này: “Nếu Hiến pháp (sửa) lần này không đề cập tới quyền biểu tình thì chẳng những thụt lùi so với các bản Hiến pháp trước đó, lại càng lạc hậu so với các nước. Nhưng nếu có quyền mà không có luật thì không lẽ chúng ta lại chấp nhận cả Hiến pháp... treo à!”

 

Ông cũng đưa ra một số dẫn chứng để làm sáng tỏ ý niệm về “biểu tình”. Từ việc dùng chữ “mít tinh” thay cho “biểu tình” những năm 1954 hay khái niệm này chỉ xuất hiện ở những cuộc tập hợp lực lượng chống chính quyền Sài Gòn, cho tới các vụ “biểu tình của quần chúng ở Thái Bình”… đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc về vấn đề này.

 

Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

 

"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.

 

Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

 

"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.

 

Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù, hai con gái từ 3 - 4 năm tù (25-04-2024)
    Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh nghẹn giọng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án (24-04-2024)
    Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mở đường cho xe ôtô chạy từ sáng 26/4 (24-04-2024)
    Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên án về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…' (24-04-2024)
    Khổng tước Ấn Độ bay vào nhà dân ở TP Thủ Đức (24-04-2024)
    Xem xét đình chỉ 3 tháng với đơn vị từ chối đăng kiểm trực tuyến (24-04-2024)
    Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút” (29-11-2013)
    Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản (29-11-2013)
    Quốc hội Việt Nam người lắc người gật với hôn nhân cùng giới (28-11-2013)
    Kỳ cuối: Sự mê muội đáng hổ thẹn (27-11-2013)
    Từ tiếng cười trong “Lời thề thứ 9” đến thời sự nghị trường! (26-11-2013)
    Kỳ 3: Nước mắt tê giác, tội ác con người (25-11-2013)
    Chuyện đau lòng ở Thạch Khê - Bài 1: Mồ mả tổ tiên bị chôn vùi (23-11-2013)
    Kỳ 2: Tê giác, ngày tự do (23-11-2013)
    Nến và hoa ngập cổng nhà Đại tướng  (22-11-2013)
    “Phải truy tố hình sự chủ thủy điện xả lũ gây hại cho dân” (21-11-2013)
    “Người Việt đến Nam Phi làm gì?” (20-11-2013)
    Bộ trưởng Công thương bị truy về quy hoạch thủy điện (19-11-2013)
    Giá điện và những cơn lũ (18-11-2013)
    Tiếng kẻng và giọt nước mắt (16-11-2013)
    Đánh giá ảnh hưởng Võ Đại tướng ngay trước lễ 49 ngày (15-11-2013)
    “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì” (15-11-2013)
    Tân Phó Thủ tướng và sứ mệnh mới của ngoại giao Việt Nam (14-11-2013)
    Nâng cao chất lượng xét xử (12-11-2013)
    “Chuyến thăm của Tổng thống Putin phản ánh mối quan hệ Việt - Nga toàn diện” (12-11-2013)
    Nghịch lý “người nghèo bù đắp chi phí cho người giàu” (11-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152831175.